CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINHĐẢNG BỘ CÔNG AN TỈNH NINH THUẬN ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 21-KL/TW NGÀY 25/10/2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ; KIÊN QUYẾT NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI, XỬ LÝ NGHIÊM CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG, BIỂU HIỆN "TỰ DIỄN BIẾN", "TỰ CHUYỂN HOÁ"

Triển khai, thực hiện Nghị định số 124 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại và Thông tư số 129 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân

Đăng ngày 12 - 01 - 2021
Lượt xem: 398
100%

Triển khai, thực hiện Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại (có hiệu lực kể từ ngày 10/12/2020, thay thế Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012) và Thông tư số 129/2020/TT-BCA ngày 08/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân (có hiệu lực kể từ ngày 22/01/2021, thay thế Thông tư số 12/2015/TT-BCA ngày 02/3/2015)

 

Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ có một số điểm mới so với Nghị định số 75/2012/NĐ-CP trước đây, cụ thể:
- Về phạm vi điều chỉnh: Bổ sung quy định một số biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, gồm: hình thức khiếu nại (bổ sung mẫu Đơn khiếu nại); khiếu nại lần 2, đại diện việc thực hiện khiếu nại (bổ sung mẫu giấy ủy quyền khiếu nại); trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại (bổ sung một số biểu mẫu trong quá trình giải quyết khiếu nại); xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật; xử lý hành vi vi phạm.
- Giải quyết khiếu nại lần hai: bổ sung quy định:
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hiệu giải quyết khiếu nại theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày;
+ Trường hợp quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2, nêu rõ lý do và gửi kèm các tài liệu liên quan. Quyết định giải quyết khiếu nại trong trường hợp này là quyết định giải quyết khiếu nại lần 2;
+ Người giải quyết khiếu nại lần 2 áp dụng biện pháp xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu nếu có hành vi vi phạm pháp luật.
- Đại diện thực hiện việc khiếu nại: bổ sung quy định cụ thể về mẫu giấy ủy quyền khiếu nại, đại diện khiếu nại đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người đang khiếu nại mà chết…, cụ thể:
+ Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự;
+ Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại;
+ Việc ủy quyền phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền được thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Người khiếu nại đang thực hiện việc khiếu nại bị chết mà quyền và nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật thì người thừa kế có quyền khiếu nại; người thừa kế khi thực hiện quyền khiếu nại phải xuất trình giấy tờ để chứng minh quyền thừa kế của mình. Người thừa kế có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
- Bổ sung quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại:
Bước 1. Thụ lý, chuẩn bị xác minh nội dung khiếu nại: thụ lý giải quyết khiếu nại; kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại; giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.
Nghị định số 124/2020/NĐ-CP đã bỏ quy định về Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại tại Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.
Bước 2. Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại:
+ Làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại;
+ Làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan và người khiếu nại (Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013, chỉ quy định làm việc với người khiếu nại);
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng;
+ Tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng;
+ Xác minh thực tế; trưng cầu giám định; làm việc với các bên trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại; tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại; báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
+ Tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại lần 2; người giải quyết khiếu nại hoặc người có trách nhiệm xác minh tổ chức đối thoại.
Đối với người giải quyết khiếu nại lần 2 là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở hoặc tương đương thì phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại (không được ủy quyền cho cấp phó hoặc người đứng đầu các cơ quan chuyên môn như lâu nay vẫn thực hiện). Đối với người giải quyết khiếu nại lần 2 là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải tổ chức đối thoại trong trường hợp khiếu nại phức tạp (có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, có nhiều ý kiến khác nhau của cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải quyết, người khiếu nại có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội). Đối với các trường hợp khác thì người giải quyết khiếu nại có thể phân công cấp phó của mình hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xác minh đối thoại với người khiếu nại.
+ Nghị định số 124/2020/NĐ-CP không còn quy định thủ tục “Công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại” tại Thông tư số 07/2013/TT-TTCP; đình chỉ việc giải quyết khiếu nại; tham khảo ý kiến tư vấn trong việc giải quyết khiếu nại.
Bước 3. Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại và lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại:
- Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật: bổ sung quy định trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực, cụ thể:
+ Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để thực hiện hoặc có văn bản chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực…;
+ Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tự mình hoặc giao cho cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành hoặc cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, không đúng thời hạn theo quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý kịp thời, nghiêm minh. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.
- Bổ sung quy định xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực: người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Tải Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại tại đây.

Tin liên quan

Bộ thủ tục về giải quyết khiếu nại, tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối...(10/08/2020 7:20 SA)

Tin mới nhất

Tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024(21/02/2024 4:50 CH)

Bộ thủ tục về giải quyết khiếu nại, tố cáo không thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của công dân đối...(10/08/2020 7:20 SA)

30 người đang online
°